Hỗ trợ trực tuyến

Hội KTS:

Cty Kiến Trúc:

Webmaster:

(+84) 63 3 821 379

dat_rung

HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH XÂY DỰNG DỰ ÁN CÓ NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG

(kientruclamdong)Ngày 9 tháng 7 năm 2011, tại Hội quán Hội KTS Lâm Đồng diễn ra buổi giao lưu chuyên đề về Quy hoạch thiết kế đô thị. Tại buổi giao lưu, KTS Trần Đức Lộc - Hội viên Hội KTS -  Trưởng phòng Kiến trúc Quy hoạch - Sở Xây Dựng tỉnh Lâm Đồng đã trình bày chuyên đề " Hướng dẫn quy hoạch xây dựng dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách và sử dụng đất rừng"

 

 

 

 

Dưới đây là toàn bộ nội dung của chuyên đề:

VĂN BẢN PHÁP LÝ CHỦ YẾU (của Trung ương)

  • Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về “Quy hoạch xây dựng” (không kể phần Quy hoạch đô thị, áp dụng theo Luật và Nghị định mới về quy hoạch đô thị)
  • Thông tư số 15/2005/ TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng” (như trên).
  • Thông tư số 99/2006/ QĐ-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về “Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý rừng”.
  • Quyết định số 03/2008/ QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về “Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và đồ án QHXD”.
  • Quyết định số 04/2008/ QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ xây dựng ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng Việt Nam”.

VĂN BẢN UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

  • Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/3/2008 về “Quy định về trình tự, thủ tục và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
  • Quyết định số 61/2006/ QĐ-UBND ngày 12/9/2006 v/v “Ban hành Quy định về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng; trình tự, lập, trình duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
  • Văn bản số 5459/ UBND-LN ngày 01/9/2010 về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn Tỉnh”
  • Văn bản số 7221/ UBND ngày 19/11/2010 về “Dịch chuyển vị trí công trình trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất”
  • Văn bản số 780/ UBND ngày 16/02/2011 của UBND Tỉnh về “Bảo vệ cảnh quan môi trường, chống lảng phí trong đầu tư xây dựng đối với các dự án có san gạt địa hình trên địa bàn toàn Tỉnh”

QUY TRÌNH, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH – PHÊ DUYỆT QHXD DỰ ÁN :

ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÓM A (trên 500 tỷ) :

=>Thỏa thuận QH 1/ 2.000 – Phê duyệt QH. 1/ 500 – Ý kiến TKCS (tại Bộ XD) – Hoàn tất thủ tục và nghĩa vụ về đất, Thẩm duyệt PCCC và Phê duyệt Báo cáo ĐTM – cấp GPXD công trình và hạ tầng.

ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÓM B :

Thỏa thuận QH 1/ 2.000 – Ý kiến TKCS, kèm QH.TMB cục bộ 1/ 500 khu vực công trình, hạ tầng – Hoàn tất thủ tục và nghĩa vụ về đất, Thẩm duyệt PCCC và Báo cáo ĐTM – cấp GPXD công trình , hạ tầng.

THÀNH PHẦN HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT QH :

Đối với Chủ đầu tư :

1/ Tờ trình.

2/ Giấy Chứng nhận đầu tư, kèm Thuyết minh dự án

3/ Giấy đăng ký kinh doanh

4/ Văn bản, họa đồ ranh đất dự án do Sở TN&MT lập

5/ Bản đồ kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng, kèm bản vẽ (scan màu) và Văn bản thẩm định của Sở NN&PTNT.

Đối với đơn vị tư vấn :

1/ Thuyết minh và Bản vẽ khảo sát đo đạc địa hình hiện trạng x 2 bộ (kèm Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề cá nhân)

2/ Giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề cá nhân (KTS.QH)

3/ Thuyết minh QH 7 bộ (kèm bản vẽ màu, thu nhỏ, A.3), 1 đĩa CD và 7 bộ bản vẽ gồm :

Sơ đồ vị trí và các mối liên hệ liên quan đến dự án (TL. 1/ 10.000,  1/ 5.000).

Bản vẽ cơ cấu quy hoạch sử dụng đất (TL 1/ 2.000)

Bản vẽ QHKT cảnh quan.

Bản vẽ QH giao thông và mặt cắt đường chủ yếu

Bản vẽ hệ thống hạ tầng khác (chủ yếu giới thiệu điểm đấu nối và xã thải).

 

THÔNG TIN CHỦ YẾU về quy định quản lý đất rừng (theo Thông tư 99/2006 của Bộ NN-PTNT)

Tỷ lệ tác động trên đất rừng (rừng phòng hộ, rừng cảnh quan môi trường, rừng sản xuất)  để QHXD :

Kiến trúc cơ sở hạ tầng (gồm công trình kiến trúc có mái che, đường giao thông > 1,5 mét, bạt mái taluy, hồ nước, sân quanh nhà, quảng trường…) : < 5 %

Bãi đậu xe, đường dạo bộ < 1,5 m, điểm dừng chân : < 15 % (DT < 50 ha) và 10 % (DT > 50 ha)

Nếu có sản xuất nông, ngư kết hợp (trên phần DT đất không có rừng) : Tổng DT tác động của công trình, hạ tầng, ao cá, vườn rau, hoa… : < 20 % (rừng phòng hộ) & 25 % (rừng sản xuất)

 

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC :

Vẽ QHXD trên nền địa hình hiện trạng (cùng tỷ lệ bản đồ)

Không QH vượt ranh đất thỏa thuận cho dự án.

Không làm cản trở việc đi lại của dân (đối với đường dân sinh hiện có).

Không tăng số lượng, diện tích xây dựng, phát sinh danh mục công trình ngoài nội dung Giấy CNĐT.

Không vượt tỷ lệ tác động đối với Giấy CNĐT và tuân thủ quy định tại Thông tư 99/ Bộ NN-PTNT đối với đất rừng.

Khép kín dự án với đường bên ngoài bằng các cổng chung của dự án (không mở cổng trực tiếp từ công trình ra đường phố ngoài ranh dự án – ngoại trừ quy hoạch khu dân cư).

Không san lấp địa hình trên diện rộng; tận dụng địa hình tự nhiên, đất trống và hạn chế chặt hạ thông (trên bản vẽ vả thực tế).

 

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QH 1/ 2.000 :

Bước 1 :

Nhập bản vẽ địa hình, ranh đất, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng thành 01 bản đồ nền, nhằm :

+ Xác định phạm vi ranh đất sẽ giao cho dự án;

+ Phân định các loại đất trong ranh đất dự án (đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất QH ngoài lâm nghiệp, đất mặt nước, đất sản xuất nông nghiệp, đất đền bù của dân…) để xác định tỷ lệ và chọn thứ tự ưu tiên các vùng đất xây dựng.

+ Xác định tim đường hiện trạng, thể hiện ranh lộ giới đường quy hoạch, phạm vi khoảng lùi, ranh mép nước (30 mét)…

 

Bước 2 :

Xác định vùng tụ thủy, tạo hồ cảnh quan đa cấp để tạo đường nội bộ, giảm chiều cao thân đập tràn… (đo diện tích tác động quanh hồ).

Mở các tuyến đường chính bám sát địa hình để giảm tác động bạt mái taluy (DT đường = chiều dài x mặt đường x hệ số tạo dốc).

Lập quy hoạch phân khu chức năng, bao phủ khu vực dự kiến xây dựng (DT mái che / DT phân khu phù hợp).

Lập bảng tính Excell và quy hoạch theo ma trận số, để chọn kết quả tính toán tác động của dự án (lần 1)

Chỉnh sửa lại phương án QHKT theo kết quả Excell.

 

Bước 3 :

Thiết kế sơ bộ mặt cắt giao thông chính và mặt cắt địa hình (dọc, ngang) để chốt diện tích tác động đường (kết hợp chọn các loại hình vận chuyển để thay đổi độ dốc đường và di chuyển ngang), tạo hồ nước (sản phẩm du lịch).

Cân đối phần diện tích còn lại cho công trình có mái che. Tính ra số lượng và diện tích tác động từng công trình.

Cân đối DT sàn = tầng cao (ưu tiên lợi thế taluy âm).

Chỉnh sửa lại QHKT theo bảng tính Excell (lần 2) theo phương án đã chọn.

Bước 4 :

Hoàn chỉnh bản vẽ QH sử dụng đất và QHKT cảnh quan.

Vẽ QH hệ thống hạ tầng. Xác định điểm đấu nối đường, trạm cấp nguồn tổng, điểm xả thải và tiếp nhận nguồn thải…

Viết thuyết minh và hoàn tất hồ sơ trình duyệt.

KTS Trần Đức Lộc



Quay lại