Hỗ trợ trực tuyến

Hội KTS:

Cty Kiến Trúc:

Webmaster:

(+84) 63 3 821 379

du_an_dai_lo

Quy định về sử dụng chi phí quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

Theo đó, Thông tư này quy định cụ thể về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu (do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành). Đối tượng được áp dụng là các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (BQLDA), các tổ chức cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thanh toán chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu.

Chi phí quản lý dự án đầu tư là toàn bộ các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư, BQLDA tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án trong suốt quá trình đầu tư của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư và phê duyệt quyết toán. Cụ thể, các nội dung dự toán chi phí quản lý dự án được quy định bao gồm: chi tiền lương; tiền công trả cho lao động hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi xã hội; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…); thanh toán dịch vụ công cộng; mua sắm vật tư văn phòng; chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi phí hội nghị; thanh toán công tác phí; chi phí thuê mướn; đoàn ra, đoàn vào; mua sắm, sửa chữa, khấu hao tài sản; quỹ dự phòng… Mức dự phòng được quy định là 10% dự toán.

 

Thông tư có quy định rõ về nguyên tắc quản lý; Trình tự lập dự toán chi phí quản lý dự án; Nội dung dự toán chi phí quản lý dự án;Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án; Quyết toán chi phí quản lý dự án... . Khi kết thúc niên độ ngân sách hàng năm chậm nhất ngày 28/2 của năm sau, chủ đầu tư, BQLDA có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án trong năm, lấy ý kiến xác nhận của cơ quan thanh toán để làm cơ sở lập dự toán chi phí quản lý dự án năm sau. Không phải thẩm định và phê duyệt quyết toán.Khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư, BQLDA lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý cùng hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt.Đối với khoản chênh lệch nguồn thu lớn hơn nguồn chi, hoặc các khoản chi trong dự toán được duyệt nhưng chưa chi hết, được chuyển sang thực hiện chi ở các năm sau, trích lập dự toán cho năm sau.

Chủ đầu tư, BQLDA quản lý một dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 15 tỷ đồng được thực hiện theo mức chi phí quản lý được duyệt trong dự toán của công trình, dự án; không phải lập và duyệt dự toán chi phí quản lý dự án theo quy định trên đây; nhưng phải tuân thủ các nội dung chi quy định tại Thông tư này và không vượt định mức trích theo quy định.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương phải thường xuyên kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý; có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư.Chủ đầu tư, BQLDA quản lý nhiều dự án được mở một tài khoản chi phí quản lý dự án chung tại một cơ quan thanh toán vốn đầu tư để tiếp nhận khoản chi phí quản lý các dự án của tất cả các dự án được giao quản lý.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2011.

Theo kienviet.net


Quay lại