Hỗ trợ trực tuyến

Hội KTS:

Cty Kiến Trúc:

Webmaster:

(+84) 63 3 821 379

bao_loc

Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh [15/08/2011]

Mục tiêu tổng quát đặt ra với thành phố trẻ này là: Phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với thực hiện tái cấu trúc các ngành sản xuất phù hợp yêu cầu kết hợp hài hoà giữa phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu; đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ- công nghiệp của tỉnh và đáp ứng yêu cầu của trung tâm tỉnh lỵ.

 

 

BƯỚC PHÁT TRIỂN QUA 5 NĂM VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bảo Lộc có ưu thế nổi bật về sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế- xã hội Bảo Lộc giai đoạn 2006- 2010, Bảo Lộc đã hoàn thành 12/12 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế- xã hội, được công nhận là đô thị loại 3, thành phố thuộc tỉnh và cơ bản trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ, thể hiện được vai trò là địa bàn trọng điểm về kinh tế và đô thị trung tâm khu vực các huyện phía Nam của tỉnh.

 

Đồng chí Huỳnh Phong Tranh-UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ thăm Nhà máy dệt Kimono,

Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Tp. Bảo Lộc.

 

Giai đoạn 5 năm (2006 – 2010), kinh tế Bảo Lộc tăng trưởng khá, bình quân 17,9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 44,5%, dịch vụ 38,5%, nông - lâm nghiệp 17%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm 2.220 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí 1.427 tỷ đồng; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm 17,9%. Hoàn thành 8/15 nhóm công trình trọng điểm mà Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xác định. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế, yếu kém, nổi bật là: Kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thực sự vững chắc. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp hầu hết là vừa và nhỏ, luôn chịu sự tác động bất lợi trong cạnh tranh. Thành phố chưa thu hút được những dự án đầu tư lớn để tạo động lực cho nền kinh tế. Trong phát triển, chưa tạo được sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá- xã hội, bảo vệ môi trường. Thời gian 5 năm tới, về phát triển kinh tế, Bảo Lộc cần phấn đấu  đạt các chỉ tiêu cơ bản: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá 1994) bình quân hàng năm 16- 17%; trong đó, nông, lâm nghiệp- thuỷ sản tăng 4- 5%; công nghiệp- xây dựng tăng 18- 19%; dịch vụ tăng 19- 20%. Cơ cấu GDP năm 2015: nông, lâm nghiệp- thuỷ sản 11- 13%, công nghiệp- xây dựng 39- 40%; dịch vụ 47- 49%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 1.200- 1.300 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 11.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm 3.785 tỷ đồng; trong đó thu từ thuế, phí chiếm tỷ trọng 84,54%; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm 20- 22%. Đến năm 2015: GDP bình quân đầu người 48- 49 triệu đồng. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo 55%, trong đó qua đào tạo nghề 41%. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%. Có 3 xã đạt 100%, 2 xã còn lại đạt 80% tiêu chí xã nông thôn mới.

TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH

Để phát triển kinh tế, giai đoạn 2011 – 2015, Bảo Lộc cần tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá về tăng trưởng, chất lượng, khả năng cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Muốn vậy phải chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao là chế biến nông sản, khoáng sản; gắn khai thác với chế biến, hạn chế vận chuyển nguyên liệu thô ra khỏi tỉnh, nâng cao hiệu quả đầu tư và giá trị thương phẩm, sản phẩm có hàm lượng công nghệ tiên tiến đạt 35- 40%; hình thành một số cơ sở công nghiệp hỗ trợ. Hoàn thiện hạ tầng, đến năm 2015 lấp đầy diện tích khu công nghiệp Lộc Sơn, 70% cụm công nghiệp Lộc Phát, Lộc Tiến. Tổ chức lại các cụm công nghiệp phù hợp quy hoạch hạ tầng nông thôn và quy hoạch vùng nguyên liệu; lập quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đại Lào. Thu hút đầu tư có chọn lọc theo định hướng vừa tăng quy mô, vừa nâng chất lượng trong cơ cấu các ngành sản xuất công nghiệp và đảm bảo thu hút vốn 3.500- 4.000 tỷ đồng của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, Bảo Lộc đẩy mạnh phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, kiểm định kiểm hoá hàng xuất khẩu. Mở rộng các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đào tạo nguồn nhân lực, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tạo sự chuyển biến trong phát triển du lịch. Thu hút đầu tư và tạo thuận lợi để nhà đầu tư triển khai đúng tiến độ các dự án xây dựng chợ nông thôn, trung tâm thương mại, dịch vụ. Thu hút đầu tư 3.500- 4.000 tỷ đồng trong 5 năm để đảm bảo mức tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ 19- 20%/năm. Vấn đề nữa được đặt ra là quan tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lấy công nghệ sinh học làm động lực; phát triển vùng sản xuất hàng hoá trà, cà phê, dâu tằm gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của sản phẩm, từng bước hình thành vùng chuyên canh về nấm, rau, hoa và cây ăn quả, tạo ra giá trị mới, chất lượng cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy thu hút đầu tư 2.000- 2.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp, phấn đấu đến cuối năm 2015, giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác đạt trên 110 triệu đồng. Phát triển nông- lâm nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÔ THỊ CHỨC NĂNG TỈNH LỴ LÂM ĐỒNG Một góc thành phố Bảo Lộc

 

Theo đó, thành phố chú trọng đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị và nâng cấp hạ tầng nông thôn. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng của đô thị loại 3, từng bước phát triển kết cấu hạ tầng của đô thị loại 2, đáp ứng yêu cầu đô thị chức năng tỉnh lỵ Lâm Đồng, trọng tâm là:

- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội thị đạt 4,5 km/km2. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng. Cùng các ngành chức năng của tỉnh và Trung ương đầu tư các đường vận chuyển bauxite, đường tránh Quốc lộ 20, tạo hệ thống giao thông đối ngoại hoàn chỉnh.

- Nâng quy mô cấp nước từ 8.000 m3 lên trên 17.000 m3 nước/ngày đêm; bảo đảm tỷ lệ sử dụng nước máy trong khu vực nội thị đạt 0,12 m3/người/ngày đêm. Xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải. Giữ gìn cảnh quan môi trường, nâng mật độ cây xanh đô thị đạt 12 m2/người, tạo thêm các hoa viên, công viên, lâm viên phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng.

- Thực hiện ngầm hoá hệ thống điện, viễn thông khu vực trung tâm nội thị. Hoàn thiện hệ thống chiếu sáng đô thị, điện sinh hoạt.

- Trong quá trình phát triển, Bảo Lộc cần chú trọng khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quy hoạch và thăm dò tài nguyên khoáng sản, có kế hoạch khai thác gắn với chế biến để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt chú ý xử lý chất thải trong quá trình chế biến các mặt hàng nông sản, khoáng sản, không để xảy ra ô nhiễm nguồn nước, không khí. Từng bước di dời các cơ sở sản xuất và trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực đông dân cư, đưa vào khu quy hoạch tập trung.

 

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG TỚI

 

Bảo Lộc nổi tiếng với thương hiệu chè B’lao

 

 

Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

- Tổ chức rà soát quy hoạch kinh tế- xã hội và quy hoạch ngành, đồng thời lập quy hoạch vùng thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Quy hoạch mở rộng không gian đô thị thành phố, quy hoạch các đô thị vệ tinh, làm cơ sở xây dựng Bảo Lộc trở thành đô thị chức năng tỉnh lỵ Lâm Đồng. Tập trung lập quy hoạch chi tiết để tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đạt 70- 80% vào cuối năm 2015. Quy hoạch dành quỹ đất để phát triển các cơ sở giáo dục chất lượng cao, các khu dân cư và đô thị mới.

- Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng chương trình tổng thể và phân kỳ đầu tư, phân định rõ nguồn lực đầu tư để chủ động xây dựng dự án đầu tư hàng năm từ nguồn vốn ngân sách tập trung và nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Công bố quy hoạch để nhân dân tham gia góp ý, giám sát, thực hiện quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch. Tăng cường thanh kiểm tra công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng.

- Căn cứ vào chương trình tổng thể đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các ngành chức năng và thành phố Bảo Lộc chủ động trình dự án theo kế hoạch hàng năm.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khắc phục và xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước; xác định rõ các hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn là lực lượng chủ yếu để xây dựng nông thôn mới, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, đồng thời huy động tối đa các nguồn vốn từ các doanh nghiệp và nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn. - Khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn của từng xã theo từng tiêu chí, tiến hành điều tra từng hộ, từng thôn, tổng hợp trên địa bàn toàn xã; đề ra giải pháp và lộ trình tổ chức thực hiện cụ thể.

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại; liên kết với doanh nghiệp tạo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án của các tổ chức, các doanh nghiệp và hộ nhân dân để đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp- nông thôn, cơ sở bảo quản và chế biến nông sản, phát triển dịch vụ để chuyển đổi cơ cấu lao động ở các xã.

- Thành lập tổ giám sát nhân dân theo từng công trình để tham gia giám sát việc sử dụng kinh phí, chất lượng xây dựng, quản lý và sử dụng công trình; đảm bảo sử dụng các nguồn lực đúng quy định và hiệu quả.

Thác Đam Bri.

Xác định các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm.

Nhiệm vụ phát triển thành phố Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ- công nghiệp của tỉnh được cụ thể hoá bằng các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm sau:

* Các chương trình trọng tâm.

- Chương trình đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng đô thị theo định hướng tiếp cận tiêu chí đô thị loại 2, đáp ứng yêu cầu đô thị chức năng tỉnh lỵ.

- Chương trình thực hiện các nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Chương trình phát triển giáo dục- đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Các công trình trọng điểm. Các công trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn:

- Đường Phan Đình Phùng, đường vành đai phía Nam, đường tránh đi vào trung tâm thành phố để vận chuyển bauxite.

- Cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Lộc Phát, khu công nghiệp Đại Lào.

- Công trình đầu mối và hệ thống cấp thoát nước; hệ thống xử lý nước thải; hệ thống cấp điện và cáp ngầm đô thị; công trình thuỷ lợi thôn 10, xã Đam Bri.

- Thành lập trường chuyên THPT Bảo Lộc; xây dựng 01 trường đại học.

Các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố thực hiện theo cơ chế huy động đầu tư:

- Khu liên hợp Văn hoá

- Thể thao.

- Khu nghỉ dưỡng và công viên hồ Nam Phương II.

- Dự án xử lý rác thải.

theo Lâm Đồng Online



Quay lại