Hỗ trợ trực tuyến

Hội KTS:

Cty Kiến Trúc:

Webmaster:

(+84) 63 3 821 379

kts_chan_dat

Kiến trúc sư “chân đất” đạt giải nhì kiến trúc truyền thống [15/08/2011]

Ông Ya Hiêng vốn là người được kế hướng nghề đan lát truyền thống của gia đình. Sau khi đất nước thống nhất, Ya Hiêng lập gia đình ở thôn Préh Ti Yong, ngày ngày cần mẫn mưu sinh với cây bắp, cây lúa. Những lúc nông nhàn, ông vẫn thường đan gùi bán cho bà con. Ya Hiêng rất am hiểu về những nét văn hóa của người Chu Ru vì từ khi còn bé, ông vẫn thường theo cha tham gia nhiều lễ hội của người Chu Ru, giao lưu với nhiều dòng họ. Ông trở thành già làng ở thôn Préh TiYong và là nghệ nhân duy nhất trong thôn biết rành rẽ về đánh chiêng và đan lát, vốn là nét văn hóa riêng của người Chu Ru. Ông tâm sự, khi cuộc thi tìm hiểu về kiến trúc truyền thống được VIAP phát động từ năm 2008, được nhiều người động viên, ông đã “vẽ”  kiến trúc nhà sàn của người Chu Ru từ cây thước và bút chì mượn của đứa cháu. Dù chưa trải qua trường lớp cơ bản nào về kiến trúc, nhưng trong hơn 4 tháng bằng trí nhớ và kiến thức từ thực tế khi quan sát và tham gia xây dựng những ngôi nhà sàn của bà con dân tộc mình, trên bốn trang giấy A3, một “công trình kiến trúc” truyền thống có đầy đủ chi tiết, mang đầy đủ giá trị văn hóa của “tộc người xâm đất” có tên gọi Chu Ru đã ra đời. Tất cả được thể hiện đầy đủ, từ cái cột, cái sàn, phòng ngủ, phòng tiếp khách, bếp và cầu thang lên xuống. Cách bài trí và nội thất hài hòa, không gian căn nhà cũng như những căn phòng chứa các vật dụng sinh hoạt từ nghề đan lát bằng tay truyền thống mang đậm chất Chu Ru. Công trình kiến trúc truyền thống này còn được ông dựng mô hình bằng chất liệu gỗ, vách tre nứa và những dụng cụ sinh hoạt. Tháng 12.2010, sự nỗ lực của ông già “chân đất” người dân tộc thiểu số với trình độ “tay ngang”, không trường lớp, không đào tạo bài bản đã được đền đáp xứng đáng khi vượt qua tất cả những nhóm kiến trúc sư chuyên nghiên cứu và vẽ kiến trúc truyền thống có nhiều kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của máy móc giành giải nhì duy nhất của cuộc thi. “Tôi không muốn văn hóa của chúng tôi bị mất, vẽ cái nhà này để con cháu Chu Ru nó biết về ông cha nó đã ở nhà sàn như thế nào!”. Đó chính là động lực duy nhất khiến già Hiêng bỏ ra bốn tháng để hoàn thành công trình nhà truyền thống. Rồi già Hiêng lại bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ về kinh phí mua cột gỗ để hoàn thiện giấc mơ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS người Chu Ru trên mảnh đất này trước khi nhắm mắt xuôi tay. Bởi lẽ văn hóa truyền thống của bà con đang dần mai một vì cuộc sống phát triển và có những dòng văn hóa khác nhau đang du nhập vào buôn làng ông khiến nhiều bà con không muốn xây nhà theo kiểu truyền thống.

theo Lâm Đồng Online



Quay lại